Tra cứu điểm, kết quả học tập các cấp 1, 2, 3 trên toàn quốc

MENU Tra cứu điểm Vnedu Tra Cứu Điểm chuẩn Đại học

Học sinh THCS, THPT điểm trung bình môn dưới 3,5 có phải thi lại không?

Điểm trung bình môn sẽ phản ánh chính xác quá trình học của học sinh, căn cứ vào đó giáo viên dễ dàng đánh giá xếp loại học lực, đồng thời quyết định học sinh có được lên lớp hay không, đặc biệt có những trường hợp cần thi lại nếu điểm không đạt. Để tìm hiểu dưới bao nhiêu điểm thi lại? Điểm trung bình môn dưới 3,5 có phải thi lại không? Bạn đọc hãy cùng theo dõi thông tin ở bài viết dưới đây.

1. Điểm thi dưới 3,5 có thi lại không THCS, THPT?

Học sinh dưới bao nhiêu điểm thi lại?

Trên thực tế hiện nay cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đang thực hiện 2 chương trình đào tạo khác nhau và cùng với đó là 2 văn bản hướng dẫn đánh giá, xếp loại học lực khác nhau nên mỗi khối sẽ có tiêu chí khác nhau trong việc thi lại, cụ thể như:

– Đối với học sinh lớp 8, 9, 11, 12 học chương trình 2006

Đối với những học sinh đang thực hiện chương trình 2006 là lớp 8 và lớp 11 (lớp 9 và lớp 12 đã kết thúc cấp học) sẽ theo quy định tại Điều 16, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:

Đối với những học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học ở mức trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học xếp loại yếu sẽ được chọn một số môn học có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 hoặc kết quả xếp loại chưa đạt để kiểm tra lại. Khi có kết quả kiểm tra lại sẽ được tính lại điểm trung bình các môn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.

Cùng với đó tại khoản 4 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT) đã đưa ra quy định về tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học đối với những học sinh loại yếu là: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0 bởi vậy khi học sinh vi phạm một số những tiêu chí dưới đây cần phải thi lại:

  • Điểm trung bình các môn học cả năm dưới 5,0;
  • Có môn điểm trung bình dưới 3,5;
  • Các môn học đánh giá bằng nhận xét đều chưa đạt;

– Đối với học sinh lớp 6, 7, 10 học chương trình Giáo dục 2018

Đối với các học sinh đang học chương trình 2018 bao gồm lớp 6, lớp 7, lớp 10 sẽ thực hiện theo đánh giá, xếp loại của Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT nên sẽ có sự khác biệt với thông tư cũ. Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về việc kiểm tra, đánh giá lại các môn học trong kì nghỉ hè, cụ thể:

Đối với những học sinh chưa đủ điều kiện được lên lớp nhưng có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá từ mức Đạt trở lên, đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức chưa đạt thì được đánh giá lại kết quả học tập các môn học được đánh giá mức chưa đạt và đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số các môn học có ĐTBmcn dưới 5,0 điểm. Theo quy định tại Điều 12 Thông tư này kết quả đánh giá lại của môn học nào được sử dụng thay thế cho kết quả học tập cả năm học của môn học đó để xét lên lớp. Một số những tiêu chí dưới đây học sinh vi phạm sẽ phải thi lại:

  • Học sinh có từ 2 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá ở mức chưa đạt.
  • Có dưới 6 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; Có môn học ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

Như vậy điểm thi dưới 3,5 có thi lại không? Căn cứ theo thông tư mới nhất, áp dụng đối với từng trường hợp khối học ở trên từ đó thấy rằng việc một môn thi dưới 3,5 điểm chưa xác định được chính xác học sinh đó có cần thi lại không mà sẽ còn phụ thuộc vào điểm trung bình cả năm của học sinh và của môn học đó. Trường hợp điểm trung bình cả năm của học sinh không trên 5,0 hoặc có 1 môn học nào đó dưới 5,0 điểm thì sẽ cần phải thi lại.

>> Từ năm học 2024-2025 trở đi, việc đánh giá xếp loại, xét thi lại của học sinh của tất cả các lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 đều áp dụng theo thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT.

➡️➡️ Cập nhật Quy định đánh giá, xếp loại học lực học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất 2024

diem-thi-duoi-3.5-co-thi-lai-khong1

Việc ôn luyện và thi lại của học sinh sẽ được giáo viên hướng dẫn chi tiết

2. Điểm trung bình môn dưới 3,5 có phải thi lại không?

Điểm trung bình môn chính là điểm số phản ứng chính xác và công bằng quá trình học tập của học sinh ở tất cả các cấp bậc, trong đó có cả bậc THCS và THPT. Căn cứ vào số điểm này giáo viên sẽ dễ dàng đánh giá xếp loại học lực của học viên ở giữa kỳ, cuối kỳ.

Để tính điểm trung bình cần dựa vào tất cả các bài kiểm tra, bài thực hành của học sinh trong quá trình học như: Kiểm tra 15 phút, thực hành, kiểm tra miệng, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra giữa kỳ và kiểm tra cuối kỳ.

Điểm trung bình môn sẽ có điểm học kỳ 1, học kỳ 2 và cuối năm, từ điểm đó sẽ tính được điểm trung bình của học sinh đó, dù là điểm trung bình của môn nào cũng có vai trò quan trọng Thường người ta sẽ có điểm trung bình môn học kỳ 1, học kỳ 2 và cuối năm. Từ điểm trung bình từng môn sẽ tính ra được điểm trung bình của học sinh đó. Do đó điểm trung bình của mỗi một môn đều rất quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến điểm số cuối năm.

Như vậy, nếu điểm trung bình môn dưới 3,5 học sinh sẽ bị xếp loại yếu và chắc chắn phải thi lại nếu muốn được lên lớp. Ngay cả khi điểm trung bình cả năm của học sinh có trên 5 phẩy hoặc trên 8 phẩy thuộc nhóm giỏi nhưng có điểm trung bình của một môn bất kỳ dưới 3,5 vẫn phải thi lại.

Như vậy sau khi biết kết quả thi dù là bất cứ môn nào học sinh có điểm trung bình dưới 3,5 đều sẽ cần phải thi lại mà không cần quan tâm đến những kết quả khác.

>>> Nếu bạn chưa biết điểm trung bình môn của mình thì hãy tra cứu tại đây: Tra cứu điểm Vnedu!

diem-thi-duoi-3.5-co-thi-lai-khong2

Khi kết quả thi lại vẫn không đạt học sinh sẽ phải ở lại lớp

3. Quy định thi lại THCS, THPT

Ở bậc THCS và THPT ngoài mức điểm trung bình môn dưới 3,5 cần thi lại thì còn nhiều những trường hợp khác. Quy định về các trường hợp thi lại bao gồm:

Đối với những trường hợp điểm trung bình trên 5, tuy nhiên điểm Toán, Ngữ văn đạt từ 2,0 – 3,4.

Trường hợp này sẽ không đủ điều kiện để đạt học lực trung bình và chỉ thuộc loại yếu. Căn cứ theo quy định hiện hành học sinh sẽ cần lựa chọn 1 trong 2 môn Ngữ văn hoặc Toán để tiến hành thi lại. Kết quả thi lại đạt từ 5,0 trở lên học sinh được lên lớp còn dưới 5,0 sẽ ở lại lớp để học tiếp tục.

Đối với trường hợp học sinh có mức điểm trung bình dưới 4,9, điểm từng môn trên 3,5 (riêng Toán và Văn trên 5,0)

Đây là trường hợp học sinh sẽ phải thi lại và có nguy cơ ở lại lớp nếu không hoàn thành bài thi. Ở trường hợp này học sinh sẽ được tự chọn môn mà mình thi lại. Và môn đó phải đảm bảo hiện đang có điểm trung bình dưới 5,0. Khi có kết quả bài thi lại điểm trung bình môn sẽ được tính lại và nếu đạt kết quả từ 5,0 trở lên học sinh sẽ được lên lớp.

Do được chọn môn thi lại nên thường thấy các bạn học sinh sẽ lựa chọn môn thế mạnh để từ đó đạt kết quả tốt hơn.

Thời gian và việc tổ chức thi lại sẽ được giáo viên bộ môn hướng dẫn cụ thể, học sinh muốn lên lớp cần chú ý ôn tập, nắm vững thông tin để cải thiện điểm số và lên lớp.

4. Điều kiện để học sinh THCS, THPT được lên lớp

Đối với học sinh lớp 8, 9, 11, 12 học chương trình 2006

Theo quy định tại Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT thì học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:

– Học sinh có hạnh kiểm và học lực đạt mức trung bình trở lên;

– Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

Đối với học sinh lớp 6, 7, 10 học chương trình Giáo dục 2018

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT học sinh có đủ các điều kiện dưới đây sẽ được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:

– Học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học (kết quả bao gồm đánh giá lại sau kỳ nghỉ hè theo đúng quy định tại Điều 13 của Thông tư này) được đánh giá từ mức Đạt trở lên.

– Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.

– Học sinh nghỉ học không quá 45 buổi trong năm học, theo kế hoạch Giáo dục 1 buổi/ ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

>>> Từ năm học 2024-2025 trở đi, việc xét lên lớp của tất cả học sinh các lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 đều áp dụng theo thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT.

Học sinh ở lại lớp khi nào?

Với điểm trung bình môn dưới 3,5 học sinh sẽ cần phải thi lại còn việc có ở lại lớp hay không sẽ còn phụ thuộc vào kết quả thi lại của học sinh. Chính kết quả thi lại sẽ quyết định đến vấn đề học sinh ở lại hay lên lớp. Trong trường hợp thi lại nhưng kết quả điểm dưới trung bình học sinh sẽ bị ở lại lớp.

Một số các trường hợp học sinh sẽ ở lại lớp như:

  • Học sinh nghỉ trên 45 buổi trong cả một năm học, dù là có phép hay không phép đều sẽ không được lên lớp.
  • Học lực trung bình cả năm của học sinh xếp loại yếu.
  • Hạnh kiểm trung bình cả năm xếp loại yếu và sau kỳ rèn luyện hè vẫn không đạt yêu cầu.

LƯU Ý: Từ năm học 2024-2025 trở đi, việc đánh giá, xếp loại học sinh ở tất cả các lớp THCS, THPT đều áp dụng theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT. Căn cứ theo quy định mới này thì:

  • Điểm thi dưới 3,5 chưa chắc chắn phải thi lại, mà phụ thuộc vào điểm trung bình cả năm của môn đó.
  • Điểm trung bình môn dưới 3,5 học sinh sẽ bị xếp loại yếu và chắc chắn phải thi lại (Quy định thi lại áp dụng như phần 3)
  • Quy định lên lớp: Học sinh có điểm rèn luyện cả năm, điểm học tập cả năm được đánh giá mức Đạt và không nghỉ quá 45 buổi/năm.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp: Điểm trung bình môn dưới 3,5 có phải thi lại không? Để có thêm nhiều tin tức hữu ích khác về lĩnh vực Giáo dục bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục này của chúng tôi nhé!

TIN NỔI BẬTxem thêm >>
Học sinh trượt mất loại khá, chỉ vì thiếu 0,1 điểm Điểm trung bình loại khá, giỏi nhưng có một một môn loại yếu, xếp loại thế nào? Có những trường hợp học sinh đạt loại Khá hoặc giỏi cả năm học, nhưng lại có 1 môn không đạt xếp loại đó. Vậy việc xếp loại sẽ được điều chỉnh như thế nào trong trường hợp này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy định và cách […] cách đánh giá, xếp loại học lực học sinh cấp 1, 2, 3 Quy chế đánh giá, xếp loại học lực học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất 2024 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mới nhất vào ngày 20/7/2021 đã đem lại nhiều thay đổi đáng chú ý trong việc xếp loại học lực của học sinh. Thông tư này có hiệu lực từ năm học 2021-2022 và sẽ thay thế cho […] diem-thi-duoi-3.5-co-thi-lai-khong Học sinh THCS, THPT điểm trung bình môn dưới 3,5 có phải thi lại không? Điểm trung bình môn sẽ phản ánh chính xác quá trình học của học sinh, căn cứ vào đó giáo viên dễ dàng đánh giá xếp loại học lực, đồng thời quyết định học sinh có được lên lớp hay không, đặc biệt có những trường hợp cần thi lại […] 1 môn dưới 5 có lên lớp không Điểm 1 môn dưới 5 có được lên lớp không? Quy định xét lên lớp THCS, THPT 1 môn dưới 5 điểm có lên lớp không? Điểm trung bình môn dưới 5 có phải thi lại không? Đây là thắc mắc của nhiều các bậc phụ huynh và học sinh, đặc biệt nếu thi giữa kỳ dưới trung bình có sao không? Những lo lắng này sẽ […] cach-tinh-diem-trung-binh-mon Hướng dẫn cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT chính xác nhất Ở bậc THCS, THPT điểm số trung bình môn luôn là vấn đề được các bạn học sinh quan tâm bởi sẽ quyết định đến danh hiệu cuối năm, xem xét có đủ điều kiện lên lớp không, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tính điểm. Dưới đây […]
TIN MỚIxem thêm >>
noi-quy-hoc-sinh-thcs 10 điều nội quy học sinh THCS là gì? Hình thức xử phạt học sinh không tuân thủ nội quy? Nội quy học sinh THCS là một bộ quy tắc được đặt ra để giúp các em học sinh trung học cơ sở (THCS) có một môi trường học tập và sống chuẩn mực. Nó bao gồm những quy định về hành vi, văn hóa và kỷ luật trong trường […] sơ yếu lý lịch học sinh thcs Hướng dẫn chi tiết cách viết sơ yếu lý lịch học sinh THCS Sơ yếu lý lịch học sinh THCS là giấy tờ quan trọng được tạo ra nhằm ghi lại các thông tin lý lịch của học sinh. Trong sơ yếu lý lịch THCS sẽ bao gồm rất nhiều các thông tin khác nhau nên học sinh cần phải điền đầy đủ […] giao-duc-stem-thcs Tổng hợp các sản phẩm Stem của học sinh THCS ở nhiều môn học khác nhau STEM là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc đào tạo và phát triển các kỹ năng STEM cho học sinh đã trở thành một xu hướng quan […] hoat-dong-chu-dao-cua-hoc-sinh-thcs Các hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là gì? Hoạt động chủ đạo sẽ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên ở mỗi lứa tuổi sẽ có hoạt động chủ đạo khác nhau. Vậy hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là gì? Bạn đọc hãy cùng […] giao-duc-gioi-tinh-cho-hoc-sinh-thcs1 Tầm quan trọng của Giáo dục giới tính cho học sinh THCS Giáo dục giới tính cho học sinh THCS là một chủ đề nhạy cảm và quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Trong giai đoạn tuổi dậy thì, học sinh bắt đầu có những sự thay đổi về cơ thể và tâm lý, đồng thời cũng phải đối mặt […]