Khi bước vào bậc THCS học sinh sẽ có những thay đổi về môi trường học, chương trình học nên sẽ dẫn đến các thay đổi về tâm lý. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những khó khăn trong học tập, giao tiếp của học sinh THCS và biện pháp khắc phục, bạn đọc hãy cùng tham khảo.
Học tập ở bậc THCS sẽ có nhiều điều mới lạ khác so với bậc tiểu học như: Mỗi thầy cô giáo sẽ phụ trách một môn học, một tiết học trong thời gian 45 phút nên các thầy cô sẽ giảng bài nhanh nên học sinh chưa quen với việc ghi chép nên sẽ còn lúng túng nên bị nhắc nhở, trong trường hợp vi phạm có thể sẽ bị phạt nghiêm khắc hơn… Những khó khăn này sẽ thường gặp ở học sinh lớp 6 khi mới chuyển cấp. Ngoài sự thay đổi mới lạ về thời gian tiết học, cách giảng dạy học sinh THCS sẽ gặp phải khó khăn trong các môn học, cụ thể như:
Ở bậc THCS, môn toán không chỉ học những bài áp dụng công thức cộng trừ nhân chia đơn giản mà sẽ có những dạng bài logic hơn yêu cầu học sinh phải lập luận, chứng minh, áp dụng công thức để tính toán ra kết quả cuối cùng. Ngoài ra môn toán có bao gồm 2 mảng riêng là Hình học và đại số, mỗi phần sẽ xoay quanh những vấn đề riêng.
Học sinh THCS sẽ được học viết nhiều lối văn khác nhau thay vì chỉ miêu tả như ở bậc Tiểu học. Bên cạnh đó cần học thuộc tác phẩm, tác giả để từ đó biết cách phân tích theo yêu cầu.
>> Truy cập: Vnedu tra cứu điểm học sinh để biết điểm học kỳ, trung bình môn, điểm cả năm nhanh chóng, chính xác
Từ lớp 6 trở đi môn vật lý sẽ xuất hiện những câu hỏi định tính và định lượng để làm được những bài đó học sinh cần nắm vững lý thuyết, các công thức vật lý, kỹ năng làm bài tập.
Ở bậc tiểu học môn Tiếng anh sẽ tiếp cận học sinh chủ yếu bằng các hoạt động vui chơi và những phần nghe ngôn ngữ, nhìn, học phát âm ở mức độ cơ bản và tương tác đơn giản, tuy nhiên đến bậc THCS học sinh sẽ hoàn chỉnh các kỹ năng nghe, nói, đọc viết để giao tiếp thành thạo, tham gia các cuộc thi liên quan đến ngoại ngữ như kỳ thi học sinh giỏi các cấp, xin học bổng du học…
Ở bậc THCS, Việc tổ chức hoạt động trong giờ học ngoại ngữ đối với bậc THCS cũng cần phải có phương pháp phù hợp bởi ở giai đoạn này học sinh cần phát triển năng khiếu ngoại ngữ và cách làm việc theo nhóm như vậy mới học tốt hơn.
>> Tìm hiểu thêm:Top các trang web học tập dành cho học sinh THCS miễn phí, uy tín
Ngay khi mới bước vào bậc THCS các em học sinh lớp 6 sẽ có tâm lý nhút nhát trước các anh chị lớp trên. Bên cạnh đó những nội quy, quy định cần được thực hiện nghiêm túc như đi học muộn, không mặc đồng phục… bởi sẽ đánh giá thi đua cá nhân và tập thể lớp. Nên nếu vi phạm học sinh sẽ cảm thấy lo ngại, xấu hổ.
Môi trường học tập hệ THCS học sinh sẽ phải tiếp xúc với nhiều người khác nhau, các hoàn cảnh sống, gia đình, tính cách khác nhau. Như vậy học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc hòa nhập và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh.
Học sinh rất khó trong việc kiềm chế cảm xúc nên dễ bị xúc động, dễ vui, dễ buồn nên nhiều khi băn khoăn, lo lắng, bất an.
Học sinh THCS là lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và tinh thần nên đây cũng là lúc các em gặp nhiều khó khăn, thách thức về học tập và tâm lý. Để học sinh THCS vượt qua và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới cần có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường, cụ thể các biện pháp như:
– Đối với việc học tập: Cha mẹ cần định hướng và để con làm quen dần với việc tự giác trong học tập để con thực sự hứng khởi với việc học và không ép buộc con. Mặc dù vậy vẫn cần những có áp lực để trẻ học tập nghiêm túc và phát huy hết năng lực bản thân.
– Các môn học con có năng khiếu cha mẹ cần khuyến khích con để giúp con phát huy, đạt kết quả như mong muốn. Những môn học con còn yếu hoặc không thích học phụ huynh cần giúp con thay đổi tinh thần học tập.
– Gia đình cần dành thời gian trò chuyện, tâm sự với con, lắng nghe những tâm tư, tình cảm của con. Điều này giúp con cảm thấy được thấu hiểu, được chia sẻ, từ đó giảm bớt những căng thẳng, lo âu.
– Cha mẹ chuẩn bị cho con về mặt tâm lí và trang bị kỹ năng giao tiếp để con sẵn sàng tiếp nhận với cái mới, nhanh chóng hòa đồng với thầy cô, bạn bè và làm quen với môi trường học tập bậc THCS. Việc trang bị kỹ năng giao tiếp để con làm quen với thầy cô, bạn bè sẽ quyết định đến chất lượng học tập của con cũng như tạo cho con năng lượng tích cực và niềm vui khi đến trường.
– Nhà trường là nơi học sinh THCS dành phần lớn thời gian hàng ngày nên cần tăng cường các hoạt động giáo dục tâm lý cho học sinh, tạo môi trường học tập, sinh hoạt lành mạnh, tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm, rèn luyện khả năng giao tiếp. Ngoài ra nhà trường xây dựng và củng cố mối quan hệ thầy cô – học trò gần gũi, thân thiện.
Trên đây là những chia sẻ của Tracuudiem.me về những khó khăn trong học tập của học sinh THCS, hy vọng từ đó sẽ giúp các bậc phụ huynh và học sinh THCS có kế hoạch học tập, giao tiếp với bạn bè, thầy cô một cách hòa đồng, vui vẻ nhất.