Tra cứu điểm, kết quả học tập các cấp 1, 2, 3 trên toàn quốc

MENU Tra cứu điểm Vnedu Tra Cứu Điểm chuẩn Đại học

Hướng dẫn cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT chính xác nhất

Ở bậc THCS, THPT điểm số trung bình môn luôn là vấn đề được các bạn học sinh quan tâm bởi sẽ quyết định đến danh hiệu cuối năm, xem xét có đủ điều kiện lên lớp không, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tính điểm. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1, 2 và cả năm đối với học sinh THCS, THPT để từ đó theo dõi được học lực của bản thân.

1. Điểm trung bình môn là gì? 

Điểm trung bình môn là điểm số đánh giá khách quan, đồng thời phản ánh được quá trình học tập hiệu quả của học sinh. Từ điểm số cũng giúp đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên và xem khả năng hiểu bài giảng, ghi nhớ và áp dụng từ lý thuyết vào bài tập…

Có rất nhiều lý do cần tính điểm trung bình môn như:

  • Từ điểm trung bình môn phản ánh việc tiếp thu kiến thức của học sinh qua các bài kiểm tra thường xuyên trên lớp, bài thi định kỳ cuối năm. Như vậy giáo viên đánh giá được khả năng hiểu bài của mỗi học sinh.
  • Điểm trung bình môn là điểm số tổng hợp của nhiều bài kiểm tra như: Điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và điểm kiểm tra học kỳ của các môn tổng hợp lại.
  • Giáo viên căn cứ vào điểm trung bình môn hoặc điểm tổng kết đánh giá mức độ và năng lực học tập của học sinh.
  • Với bậc THPT điểm trung bình môn được nhiều học sinh sử dụng vào việc xét tuyển Đại học với các phương thức phù hợp.

2. Những quy định cần biết khi tính điểm trung bình môn

Theo Thông tư 22/2021/TT-BGDT, từ năm học 2021 – 2022 sẽ áp dụng cách tính điểm, hạnh kiểm đối với học sinh lớp 6. Năm 2022 – 2023 sẽ áp dụng tiếp cho lớp 7 và lớp 10. Năm học 2024 – 2025 trở đi áp dụng với tất cả các lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 tiếp tục áp dụng theo thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT.

Việc nhận xét sau mỗi tiết dạy và đánh giá định kỳ sau mỗi học kỳ sẽ giúp đánh giá kết quả học tập hoàn thành của học sinh. Các bài kiểm tra, đánh giá định kỳ sẽ bao gồm những bài kiểm tra, đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ. Thường các bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm, bài thực hành, tự luận, nghiên cứu. Thời gian làm bài kiểm tra và đánh giá định kỳ bằng hình thức trắc nghiệm từ 40 – 90 phút hoặc 120 phút tùy theo từng môn học.

Các câu hỏi của đề kiểm tra sẽ được xây dựng trên cơ sở ma trận, đồng thời cần phải đáp ứng yêu cầu của các môn học, hoạt động Giáo dục được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông do Bộ ban hành.

Giáo viên sẽ có hướng dẫn và đưa ra tiêu chuẩn đánh giá trước khi học sinh thực hiện đối với các bài thực hành, dự án học tập.

3. Tìm hiểu hệ số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ

Trước khi tìm hiểu công thức tính trung bình môn bạn đọc cần nắm rõ các định nghĩa bao gồm:

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên

Quá trình dạy học và giáo dục sẽ theo hình thức trực tiếp hoặc thông qua hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

  • Đối với những môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học: 2 ĐĐGtx.
  • Đối với những môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học: 3 ĐĐGtx.
  • Đối với những môn học có từ trên 70 tiết/năm học: 4 ĐĐGtx.

Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Đánh giá kết quả học tập định kỳ sẽ được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục, bao gồm: Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ và kiểm tra, đánh giá cuối kỳ bằng những bài kiểm tra trên giấy, bài thực hành. Thời gian làm bài kiểm tra đánh giá định kỳ từ 40 – 90 phút, nhiều nhất là 120 phút.

Ở mỗi học kì, một môn học có 01 (một) ĐĐGgk và 01 (một) ĐĐGck, trong đó:

  • Điểm những bài kiểm tra đánh giá là nguyên nguyên hoặc số thập phân sẽ được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi đã làm tròn số.
  • Đối với những học sinh chưa đủ số điểm các bài kiểm tra đánh giá, nếu có lý do chính đáng sẽ được kiểm tra hoặc đánh giá bù bài kiểm tra với mức độ kiến thức và kỹ năng tương đương. Trong từng học kỳ hoặc cuối năm học việc kiểm tra đánh giá bù sẽ được hoàn thành.
  • Đối với những học sinh không có đủ số điểm kiểm tra đánh giá, nếu không có lý do chính đáng hoặc có lý do chính đáng nhưng không tham gia kiểm tra bù thì sẽ nhận điểm 0 vào các bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu.

Lưu ý về hệ số kiểm tra đánh giá 

  • Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên (viết tắt là ĐĐGtx): Được tính theo hệ số 1.
  • Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ (viết tắt là ĐĐGgk): Được tính theo hệ số 2.
  • Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kỳ (viết tắt là ĐĐGck): Được tính theo hệ số 3.

4. Hướng dẫn cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT

Nếu chưa biết điểm các môn học của mình, các em có thể tra cứu điểm trên vnedu, xem điểm thi, điểm trung bình các môn trên nền tảng này và tự tính lại điểm trung bình môn của mình xem có đúng không nhé!

Dưới đây là cách tính điểm trung bình môn các học kỳ 1, 2 và cả năm dành cho học sinh THCS, THPT:

a. Cách tính điểm trung bình môn học kỳ I

Cách tính điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là điểm trung bình cộng của điểm các bài kiểm tra thường xuyên (KTtx), kiểm tra định kỳ (KTdk) và kiểm tra học kỳ (KThk). Trong đó:

– Những bài kiểm tra thường xuyên gồm những bài kiểm tra miệng, kiểm tra thực hành 15 phút, kiểm tra viết 15 phút.

– Những bài kiểm tra định kỳ gồm các bài kiểm tra 1 tiết (45 phút) trở lên.

Theo thông tư 22/2021/TT – BGDĐT, điểm trung bình môn học kỳ I được tính theo công thức sau:

cach-tinh-diem-trung-binh-mon-hoc-ky-1-1

Công thức tính điểm trung bình môn học kỳ I

Trong đó:

  • TĐĐGtx: Tổng điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên của môn học trong từng học kỳ (gồm điểm kiểm tra miệng và 15 phút).
  • ĐĐGgk: Điểm kiểm tra đánh giá giữa kỳ của môn học trong từng học kỳ.
  • ĐĐGck: Điểm kiểm tra đánh giá cuối kỳ của môn học trong từng học kỳ.
  • SĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên

b. Cách tính điểm trung bình môn học kỳ II

Cách tính điểm trung bình môn học kỳ II sẽ được tính tương tự như điểm trung bình môn học kỳ 1. Như vậy điểm trung bình môn học học kỳ II được tính là điểm trung bình cộng của điểm đánh giá thường xuyên cộng điểm đánh giá giữa kỳ nhân 2 cộng điểm đánh giá cuối kỳ nhân 3. Con số này được chia với số điểm đánh giá thường xuyên cộng 5.

c. Cách tính điểm trung bình môn cả năm

Sau khi có được trung bình môn học kỳ I và học kỳ II muốn tính điểm trung bình cả năm sẽ căn cứ theo công thức dưới đây:

cach-tinh-diem-trung-binh-mon-hoc-ky-1-1

Công thức tính điểm trung bình môn cả năm

Trong đó:

  • ĐTBmhk1 = Điểm trung bình môn học kỳ I (tính theo hệ số 1).
  • ĐTBmhk2 = Điểm trung bình môn học kỳ II (tính theo hệ số 2).

5. Phân loại học lực học sinh theo điểm trung bình môn

Ngày 20/7/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, theo đó việc xếp loại học lực của học sinh các lớp có sự thay đổi.

Thông tư 22 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 05/9/2021 và thực hiện theo lộ trình:

– Từ năm học 2021 – 2022 đối với học sinh lớp 6.

– Từ năm học 2022 – 2023 đối với học sinh lớp 7 và lớp 10.

– Từ năm học 2023 – 2024 đối với học sinh lớp 8 và lớp 11.

– Từ năm học 2024 – 2025 đối với học sinh lớp 9 và lớp 12.

Theo đó, việc xếp loại học lực của các em học sinh lớp 6, 9, 10 được đánh giá dựa trên thông tư 22 với 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

Học sinh lớp 8, 11, 9 và 12, vẫn áp dụng thông tư 26 với 5 mức xếp loại học lực là: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém. Cụ thể như sau:

Đối với học lực học sinh ở mức Yếu và Kém học sinh sẽ phải ở lại lớp, tham gia học và kiểm tra lại để cải thiện điểm số, nếu đủ điều kiện năng lực học tập thuộc mức đạt sẽ được lên lớp.

Ngoài ra nếu học sinh có duy nhất một môn học thấp hơn so với mức quy định cho một xếp loại học lực nào đó và bị xếp xuống thấp sẽ được điều chỉnh, cụ thể như sau:

– Trường hợp học sinh có điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt xếp loại giỏi nhưng có kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại trung bình, như vậy học sinh đó sẽ được điều chỉnh để xếp loại khá.

– Trường hợp học sinh có điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt xếp loại giỏi nhưng có kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại yếu, như vậy học sinh đó sẽ được điều chỉnh để xếp loại trung bình.

– Trường hợp học sinh có điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt xếp loại khá nhưng có kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại yếu, như vậy học sinh đó sẽ được điều chỉnh để xếp loại trung bình.

– Trường hợp học sinh có điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt xếp loại khá nhưng có kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại kém, như vậy học sinh đó sẽ được điều chỉnh để xếp loại yếu.

>>>Xem thêm: Quy định đánh giá, xếp loại học lực học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất 2024

cach-tinh-diem-trung-binh-mon3

Điểm trung bình môn có tác động trực tiếp đến xếp loại học lực

6. Lưu ý khi tính điểm trung bình môn của học sinh THCS, THPT

Căn cứ theo Quy chế đánh giá, xếp loại học lực học sinh nên khi tính điểm môn cần lưu ý một số điểm như:

– Điểm trung bình môn học kỳ I, II và điểm trung bình môn cả năm bắt buộc phải là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi đã tiến hành làm tròn.

– Trong mỗi học kỳ với từng môn học sẽ bao gồm: Số điểm đánh giá thường xuyên (ĐĐGtx), điểm đánh giá giữa kỳ và điểm đánh giá cuối kỳ của học sinh bao gồm cả những hoạt động giáo dục.

Kiểm tra, đánh giá định kì: Trong mỗi học kỳ, một môn học có 01 điểm đánh giá giữa kỳ và 01 điểm đánh giá cuối kỳ.

Trên đây là những thông tin hướng dẫn cách tính điểm trung bình học kỳ I, học kỳ II, cả năm của học sinh THCS, THPT nhanh và chính xác nhất. Hy vọng bạn đã biết cách tính điểm trung bình để biết được năng lực bản thân đang ở đâu và cải thiện tốt hơn.

Chúc bạn luôn học tập tốt và đạt điểm trung bình cao.

TIN NỔI BẬTxem thêm >>
Học sinh trượt mất loại khá, chỉ vì thiếu 0,1 điểm Điểm trung bình loại khá, giỏi nhưng có một một môn loại yếu, xếp loại thế nào? Có những trường hợp học sinh đạt loại Khá hoặc giỏi cả năm học, nhưng lại có 1 môn không đạt xếp loại đó. Vậy việc xếp loại sẽ được điều chỉnh như thế nào trong trường hợp này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy định và cách […] cách đánh giá, xếp loại học lực học sinh cấp 1, 2, 3 Quy chế đánh giá, xếp loại học lực học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất 2024 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mới nhất vào ngày 20/7/2021 đã đem lại nhiều thay đổi đáng chú ý trong việc xếp loại học lực của học sinh. Thông tư này có hiệu lực từ năm học 2021-2022 và sẽ thay thế cho […] diem-thi-duoi-3.5-co-thi-lai-khong Học sinh THCS, THPT điểm trung bình môn dưới 3,5 có phải thi lại không? Điểm trung bình môn sẽ phản ánh chính xác quá trình học của học sinh, căn cứ vào đó giáo viên dễ dàng đánh giá xếp loại học lực, đồng thời quyết định học sinh có được lên lớp hay không, đặc biệt có những trường hợp cần thi lại […] 1 môn dưới 5 có lên lớp không Điểm 1 môn dưới 5 có được lên lớp không? Quy định xét lên lớp THCS, THPT 1 môn dưới 5 điểm có lên lớp không? Điểm trung bình môn dưới 5 có phải thi lại không? Đây là thắc mắc của nhiều các bậc phụ huynh và học sinh, đặc biệt nếu thi giữa kỳ dưới trung bình có sao không? Những lo lắng này sẽ […] cach-tinh-diem-trung-binh-mon Hướng dẫn cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT chính xác nhất Ở bậc THCS, THPT điểm số trung bình môn luôn là vấn đề được các bạn học sinh quan tâm bởi sẽ quyết định đến danh hiệu cuối năm, xem xét có đủ điều kiện lên lớp không, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tính điểm. Dưới đây […]
TIN MỚIxem thêm >>
noi-quy-hoc-sinh-thcs 10 điều nội quy học sinh THCS là gì? Hình thức xử phạt học sinh không tuân thủ nội quy? Nội quy học sinh THCS là một bộ quy tắc được đặt ra để giúp các em học sinh trung học cơ sở (THCS) có một môi trường học tập và sống chuẩn mực. Nó bao gồm những quy định về hành vi, văn hóa và kỷ luật trong trường […] sơ yếu lý lịch học sinh thcs Hướng dẫn chi tiết cách viết sơ yếu lý lịch học sinh THCS Sơ yếu lý lịch học sinh THCS là giấy tờ quan trọng được tạo ra nhằm ghi lại các thông tin lý lịch của học sinh. Trong sơ yếu lý lịch THCS sẽ bao gồm rất nhiều các thông tin khác nhau nên học sinh cần phải điền đầy đủ […] giao-duc-stem-thcs Tổng hợp các sản phẩm Stem của học sinh THCS ở nhiều môn học khác nhau STEM là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc đào tạo và phát triển các kỹ năng STEM cho học sinh đã trở thành một xu hướng quan […] hoat-dong-chu-dao-cua-hoc-sinh-thcs Các hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là gì? Hoạt động chủ đạo sẽ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên ở mỗi lứa tuổi sẽ có hoạt động chủ đạo khác nhau. Vậy hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là gì? Bạn đọc hãy cùng […] giao-duc-gioi-tinh-cho-hoc-sinh-thcs1 Tầm quan trọng của Giáo dục giới tính cho học sinh THCS Giáo dục giới tính cho học sinh THCS là một chủ đề nhạy cảm và quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Trong giai đoạn tuổi dậy thì, học sinh bắt đầu có những sự thay đổi về cơ thể và tâm lý, đồng thời cũng phải đối mặt […]