Tra cứu điểm, kết quả học tập các cấp 1, 2, 3 trên toàn quốc

MENU Tra cứu điểm Vnedu Tra Cứu Điểm chuẩn Đại học

10 điều nội quy học sinh THCS là gì? Hình thức xử phạt học sinh không tuân thủ nội quy?

Nội quy học sinh THCS là một bộ quy tắc được đặt ra để giúp các em học sinh trung học cơ sở (THCS) có một môi trường học tập và sống chuẩn mực. Nó bao gồm những quy định về hành vi, văn hóa và kỷ luật trong trường học.

Việc tuân thủ nội quy này không chỉ giúp các em có một hành trang tốt cho tương lai mà còn giúp tạo nên một cộng đồng học tập và phát triển tích cực. Vì vậy, hãy cùng tracuudiem.me tìm hiểu về bảng nội quy học sinh THCS và làm thế nào để tuân thủ chúng.

1. Nội quy học sinh THCS là gì?

Nội quy học sinh THCS áp dụng đối với học sinh cấp 2 bao gồm các lớp 6, 7, 8, 9. Bao gồm một hệ thống các quy tắc, chuẩn mực và những quy định được các trường THCS đưa ra từ đó điều chỉnh hành vi của học sinh trong quy mô trường học.

Mỗi trường sẽ đưa ra các nội quy cụ thể khác nhau cho học sinh, tuy nhiên các quy định có trong nội quy học sinh Trung học cơ sở sẽ bao gồm: Trang phục, hành vi, giờ học, thái độ với giáo viên, bạn bè… Bên cạnh đó nhà trường sẽ đưa ra các hình thức khen thưởng tuyên dương nếu tuân thủ nội quy, đồng thời là những kỷ luật nếu học sinh sai phạm hoặc không thực hiện đúng nội quy.

Ở tất cả các trường học THCS đều có nội quy trường, từ những trường công, trường quốc tế, trường tư thục… Hình thức thông báo nội quy sẽ có sự khác nhau như trên bảng thông báo, in ra trong sổ tay của học sinh, truyền thông theo nhiều cách…

Và một trong những nhiệm vụ của học sinh là phải tuân thủ nội quy nhà trường được quy định tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT và Điều 34 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT.

➡️➡️ TRUY CẬP NGAY  Tra cứu điểm vnedu để biết được kết quả học tập các môn, điểm trung bình học kỳ và cả năm.

Nội quy thcs

Học sinh tuân thủ nội quy sẽ có chất lượng học tập tốt hơn

2. Tại sao cần có nội quy học sinh trường THCS?

– Giúp học sinh rèn luyện phẩm chất và đạo đức

Nội quy học sinh trường THCS là một bộ quy tắc và nguyên tắc được đặt ra để hướng dẫn học sinh cách hành xử và cư xử đúng đắn trong môi trường học tập.

Nhờ vào nội quy, học sinh sẽ được rèn luyện những phẩm chất tích cực như tự giác, kỷ luật, trách nhiệm và tôn trọng người khác. Đồng thời, nội quy cũng giúp học sinh nhận thức được những hành vi không đúng đắn và có thể gây hại cho bản thân và xã hội.

– Tạo ra môi trường học tập lành mạnh

Một trong những mục đích chính của nội quy học sinh là tạo ra một môi trường học tập lành mạnh, nơi mà học sinh có thể phát triển toàn diện về cả kiến thức và phẩm chất.

Khi các học sinh tuân thủ nội quy, sẽ không có những hành vi gây mất trật tự hay xung đột trong lớp học, giúp cho các em có thể tập trung học tập và nâng cao hiệu quả học tập.

3. 10 điều nội quy học sinh trường THCS

Tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định một trong những nhiệm vụ của học sinh là phải tuân thủ nội quy nhà trường.

Dưới đây bạn đọc cùng tham khảo 10 điều nội quy học sinh THCS bao gồm:

NỘI QUY HỌC SINH THCS

Nhằm đảm bảo kỷ cương nề nếp trong nhà trường, đồng thời phục vụ tốt cho các hoạt động dạy và học, nội quy học sinh THCS được quy định cụ thể như sau:

*Điều 1: Học sinh đến trường, lớp đúng giờ. Khi ra vào lớp, ra về phải theo đúng hiệu lệnh của nhà trường nhằm đảm bảo nề nếp trật tự chung. Nếu nghỉ học phải có phụ huynh xin phép. Đồng phục mặc theo đúng quy định của nhà trường trong những giờ học chính khóa, ngoại khóa, ôn tập, thể dục; Đồng thời đeo dép quai hậu, đeo khăn quàng và phù hiệu đầy đủ.

*Điều 2: Trang phục gọn gàng, trang nhã phù hợp với lứa tuổi, không ăn mặc phản cảm, đầu tóc sạch sẽ để thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường. Học sinh không được đánh phấn, tô son, sơn móng tay, móng chân, nhuộm tóc. Khi đang tham gia những hoạt động Giáo dục của nhà trường và trong giờ học tuyệt đối không được làm việc khác; Không sử dụng điện thoại di động, máy nghe nhạc vào trường; Không uống rượu bia, không hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia những hoạt động Giáo dục.

*Điều 3: Học sinh lễ phép, nghe lời cha mẹ, thầy cô giáo và nhân viên nhà trường. Có cư xử đúng đắn với người tàn tật, kính trọng người lớn tuổi. Quan hệ lịch sự, đoàn kết tốt với bạn bè trong lớp, trường. Thực hiện các hành vi ứng xử có văn hóa, phù hợp với đạo đức, lối sống của lứa tuổi học sinh. Tuyệt đối không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác. Trong mọi hoạt động giáo dục phải giữ trật tự, muốn phát biểu phải giơ tay xin phép người chủ trì hoạt động hoặc giáo viên giảng dạy.

* Điều 4: Chuyên cần, vượt khó trong học tập. Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra, thi cử và các hoạt động giáo dục khác.

* Điều 5: Học sinh chấp hành và thực hiện tốt các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông thôn xóm; Tuyệt đối không đi xe hàng đôi, hàng ba… trong quá trình tham gia giao thông; Học sinh không được điều khiển xe gắn máy; Bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi và ngồi sau xe đạp điện đến trường.

* Điều 6: Tham gia sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức. Học sinh tích cực trong lao động và thực hiện tốt việc giữ gìn và bảo vệ tài sản nhà trường.

* Điều 7: Học sinh cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, rèn luyện thân thể, vệ sinh trường lớp và nơi công cộng. Không tham gia các tệ nạn xã hội; không đưa các thông tin không lành mạnh và dùng từ ngữ thiếu văn hóa lên mạng; Nghiêm cấm việc hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích trong và ngoài nhà trường; Không chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực; Không đánh bạc; Không vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma túy, hung khí, vũ khí, chất cháy nổ, chất độc hại; Không lưu hành, sử dụng văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy; Không nghiện game online; Không được đánh nhau, không được đưa người vào gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

* Điều 8: Học sinh tự giác chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, những quy định của địa phương, của trường và của Đoàn Đội đề ra.

* Điều 9: Thực hiện các khoản đóng góp đầy đủ và đúng thời gian theo quy định của nhà trường

* Điều 10: Học sinh phải thực hiện tốt nội quy này và các quy định khác của trường. Với những học sinh thực hiện tốt nội quy sẽ được xem xét tuyên dương khen thưởng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật tùy thuộc theo mức độ sai phạm hoặc bị hạ bậc hạnh kiểm.

>>> Xem thêm: Quy chế đánh giá, xếp loại học lực học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất

noi-quy-hoc-sinh-thcs2

Thực hiện đúng theo nội quy quy định góp phần xây dựng môi trường học tập nghiêm túc, đạt hiệu quả

3. Học sinh không tuân thủ nội quy THCS bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Trường hợp học sinh THCS không tuân thủ nội quy nhà trường sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.

Căn cứ theo Thông tư ở trên học sinh THCS không tuân thủ nội quy nhà trường sẽ bị xử lý kỷ luật, tùy thuộc vào mức độ vi phạm có hình thức phạt khác nhau, cụ thể:

– Thực hiện nhắc nhở, đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh có thể khắc phục các khuyết điểm, những vi phạm.

– Khiển trách học sinh, bên cạnh đó thông báo với cha mẹ học sinh để cùng phối hợp hỗ trợ học sinh khắc phục các khuyết điểm và vi phạm.

– Tạm dừng việc học của học sinh ở trường có thời hạn, song song với đó thực hiện những biện pháp Giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mặc dù vậy trong các hình thức kỷ luật những học sinh không tuân thủ nội quy nhà trường không có hình thức buộc thôi học.

Để nội quy học sinh có hiệu quả, cần có sự tham gia và hỗ trợ từ phía các bậc phụ huynh. Phụ huynh có thể giúp con em mình hiểu rõ về nội quy và tầm quan trọng của việc tuân thủ nó. Đồng thời, cũng cần thiết lập một môi trường gia đình lành mạnh và rèn luyện cho con em mình những phẩm chất tích cực để áp dụng trong môi trường học tập.

Ngoài ra, các giáo viên và nhà trường cũng cần có sự thống nhất và nghiêm túc trong việc áp dụng nội quy. Các giáo viên có thể sử dụng các biện pháp kỷ luật như nhắc nhở, phạt điểm hoặc gọi phụ huynh đến trường để giải quyết khi học sinh vi phạm nội quy. Đồng thời, cần có sự minh bạch và công bằng trong việc xử lý các trường hợp vi phạm để tạo sự đồng thuận và tin tưởng từ phía học sinh và phụ huynh.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về 10 nội quy học sinh THCS và các hình thức xử phạt, kỷ luật khi học sinh không tuân thủ theo đúng quy định. Hãy cùng tuân thủ nội quy và tạo nên một môi trường học tập văn minh, thân thiện và tích cực.

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về Giáo dục bậc THCS, THPT bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi tracuudiem.me để cập nhật tin tức hằng ngày nhé!

TIN NỔI BẬTxem thêm >>
Học sinh trượt mất loại khá, chỉ vì thiếu 0,1 điểm Điểm trung bình loại khá, giỏi nhưng có một một môn loại yếu, xếp loại thế nào? Có những trường hợp học sinh đạt loại Khá hoặc giỏi cả năm học, nhưng lại có 1 môn không đạt xếp loại đó. Vậy việc xếp loại sẽ được điều chỉnh như thế nào trong trường hợp này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy định và cách […] cách đánh giá, xếp loại học lực học sinh cấp 1, 2, 3 Quy chế đánh giá, xếp loại học lực học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất 2024 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mới nhất vào ngày 20/7/2021 đã đem lại nhiều thay đổi đáng chú ý trong việc xếp loại học lực của học sinh. Thông tư này có hiệu lực từ năm học 2021-2022 và sẽ thay thế cho […] diem-thi-duoi-3.5-co-thi-lai-khong Học sinh THCS, THPT điểm trung bình môn dưới 3,5 có phải thi lại không? Điểm trung bình môn sẽ phản ánh chính xác quá trình học của học sinh, căn cứ vào đó giáo viên dễ dàng đánh giá xếp loại học lực, đồng thời quyết định học sinh có được lên lớp hay không, đặc biệt có những trường hợp cần thi lại […] 1 môn dưới 5 có lên lớp không Điểm 1 môn dưới 5 có được lên lớp không? Quy định xét lên lớp THCS, THPT 1 môn dưới 5 điểm có lên lớp không? Điểm trung bình môn dưới 5 có phải thi lại không? Đây là thắc mắc của nhiều các bậc phụ huynh và học sinh, đặc biệt nếu thi giữa kỳ dưới trung bình có sao không? Những lo lắng này sẽ […] cach-tinh-diem-trung-binh-mon Hướng dẫn cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT chính xác nhất Ở bậc THCS, THPT điểm số trung bình môn luôn là vấn đề được các bạn học sinh quan tâm bởi sẽ quyết định đến danh hiệu cuối năm, xem xét có đủ điều kiện lên lớp không, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tính điểm. Dưới đây […]
TIN MỚIxem thêm >>
noi-quy-hoc-sinh-thcs 10 điều nội quy học sinh THCS là gì? Hình thức xử phạt học sinh không tuân thủ nội quy? Nội quy học sinh THCS là một bộ quy tắc được đặt ra để giúp các em học sinh trung học cơ sở (THCS) có một môi trường học tập và sống chuẩn mực. Nó bao gồm những quy định về hành vi, văn hóa và kỷ luật trong trường […] sơ yếu lý lịch học sinh thcs Hướng dẫn chi tiết cách viết sơ yếu lý lịch học sinh THCS Sơ yếu lý lịch học sinh THCS là giấy tờ quan trọng được tạo ra nhằm ghi lại các thông tin lý lịch của học sinh. Trong sơ yếu lý lịch THCS sẽ bao gồm rất nhiều các thông tin khác nhau nên học sinh cần phải điền đầy đủ […] giao-duc-stem-thcs Tổng hợp các sản phẩm Stem của học sinh THCS ở nhiều môn học khác nhau STEM là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc đào tạo và phát triển các kỹ năng STEM cho học sinh đã trở thành một xu hướng quan […] hoat-dong-chu-dao-cua-hoc-sinh-thcs Các hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là gì? Hoạt động chủ đạo sẽ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên ở mỗi lứa tuổi sẽ có hoạt động chủ đạo khác nhau. Vậy hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là gì? Bạn đọc hãy cùng […] giao-duc-gioi-tinh-cho-hoc-sinh-thcs1 Tầm quan trọng của Giáo dục giới tính cho học sinh THCS Giáo dục giới tính cho học sinh THCS là một chủ đề nhạy cảm và quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Trong giai đoạn tuổi dậy thì, học sinh bắt đầu có những sự thay đổi về cơ thể và tâm lý, đồng thời cũng phải đối mặt […]