Sơ yếu lý lịch học sinh THCS là giấy tờ quan trọng được tạo ra nhằm ghi lại các thông tin lý lịch của học sinh. Trong sơ yếu lý lịch THCS sẽ bao gồm rất nhiều các thông tin khác nhau nên học sinh cần phải điền đầy đủ và chính xác để nhà trường nhập dữ liệu. Bài viết dưới đây TraCuuDiem sẽ hướng dẫn bạn đọc cách viết sơ yếu lý lịch chi tiết, tránh sai sót.
Sơ yếu lý lịch học sinh THCS được sử dụng trong giấy tờ hồ sơ trúng tuyển theo chuẩn mẫu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Với mỗi học sinh, sơ yếu lý lịch THCS là giấy tờ quan trọng để làm hồ sơ nhập học, bên cạnh căn cứ vào đó nhà trường lưu lại thông tin.
Thường thấy các mẫu sơ yếu lý lịch học sinh sẽ có những mục sẵn nên học sinh chỉ cần điền chính xác các thông tin vào chỗ… sẵn.
Tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng cách ghi sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên không phải là điều quá dễ dàng mà ngược lại đôi khi còn gây ra nhầm lẫn và làm các em bối rối.
Việc ghi sơ yếu lý lịch sẽ không dễ dàng mà có thể dẫn đến nhiều nhầm lẫn hoặc sai sót. Nên để không bỏ sót các thông tin quan trọng trong khi viết sơ yếu lý lịch cần chuẩn bị trước những thông tin như:
>> Tìm hiểu thêm: 10 điều nội quy học sinh THCS và các hình thức xử phạt học sinh không tuân thủ nội quy?
Dưới đây Tra Cứu Điểm sẽ hướng dẫn các em học sinh lớp 6, 7, 8, 9 cách viết sơ yếu lý lịch THCS chính xác, chi tiết và đầy đủ thông tin như:
– Quốc hiệu và Tiêu ngữ
– Địa danh và thời gian ban hành văn bản, ví dụ: Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2024.
– Tên văn bản: SƠ YẾU LÝ LỊCH
PHẦN NỘI DUNG:
– Mục “Họ và tên học sinh”: Học sinh điền đầy đủ thông tin họ tên, chú ý viết in hoa có dấu. Ví dụ học sinh tên là Nguyễn Văn Bách khi điền vào sơ yếu lý lịch sẽ là NGUYỄN VĂN BÁCH.
– Mục “Nam/nữ”: Giới tính là nam sẽ viết là Nam, khi là nữ sẽ viết là Nữ.
– Mục “Dân tộc”: Học sinh thuộc dân tộc gì sẽ ghi tên dân tộc đó. Ví dụ học sinh thuộc dân tộc Kinh sẽ viết là dân tộc Kinh hay dân tộc H’mông sẽ viết là H’mông.
– Mục “Tôn giáo”: Học sinh đang thuộc tôn giáo gì sẽ ghi tôn giáo đó, trường hợp không theo tôn giáo gì sẽ ghi ở mục đó là không.
– Mục “Số điện thoại”: Điền số điện thoại của học sinh đang sử dụng hoặc ghi số điện thoại của bố mẹ.
– Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Điền đúng thông tin trong giấy khai sinh.
– Mục “Nơi sinh”: Điền đúng thông tin trong giấy khai sinh.
– Mục “Sở thích”: Điền sở thích của bản thân.
– Mục “Năng khiếu”: Điền năng khiếu của học sinh.
– Mục “Hộ khẩu thường trú”: Điền rõ thông tin nơi gia đình đang ở, điền đầy đủ từ thôn, xã, huyện, tỉnh.
– Mục “Chỗ ở hiện tại”: Điền rõ thông tin nơi gia đình đang ở, điền đầy đủ từ thôn, xã, huyện, tỉnh.
– Mục “Họ và tên bố”: Điền đầy đủ rõ ràng họ tên bố của học sinh.
– Mục “Năm sinh”: Điền rõ năm sinh của bố học sinh theo thông tin trong chứng minh thư/ căn cước công dân.
– Mục “Nghề nghiệp”: Điền rõ ngành nghề bố của học sinh đang làm.
– Mục “Số ĐTDĐ”: Điền số điện thoại của bố để nhà trường dễ liên lạc trong các trường hợp cần thiết.
– Mục “Họ và tên mẹ”: Điền đầy đủ rõ ràng họ tên mẹ của học sinh theo đúng trong hộ khẩu.
– Mục “Sinh năm”: Điền rõ năm sinh của bố học sinh theo thông tin trong chứng minh thư/ căn cước công dân.
– Mục “Nghề nghiệp”: Điền rõ ngành nghề bố của học sinh đang làm.
– Mục “Số ĐTDĐ”: Điền số điện thoại của bố để nhà trường dễ liên lạc trong các trường hợp cần thiết.
– Mục “Hoàn cảnh gia đình”: Nếu gia đình thuộc hộ cận nghèo hay hộ nghèo sẽ ghi vào đó.
– Mục “Có anh, chị, em học chung trường hay không?”: Trong trường hợp có anh/ chị theo học chung trường sẽ ghi là có, không có sẽ ghi là không.
– Mục “Tên gì”: Nếu có điền tên anh/chị/em của học sinh đang học tại trường, trường hợp không có sẽ bỏ trống.
– Mục “Lớp mấy”: Nếu có điền lớp anh/chị/em của học sinh đang học tại trường, trường hợp không có sẽ bỏ trống.
– Mục “…, ngày … tháng … năm …”: Điền địa điểm và thời gian thực hiện hiện tại viết sơ yếu lý lịch THCS.
Sau đó khi điền xong các mục thông tin, phụ huynh ký vào mục “Chữ ký PHHS” và Học sinh ký tên vào mục “Học sinh ký tên”.
Ngoài sơ yếu lý lịch học sinh THPT việc hoàn thiện hồ sơ nhập học của học sinh THCS sẽ cần chuẩn bị thêm các giấy tờ khác như: Giấy khai sinh, học bạ tiểu học hoặc học bạ THCS, sơ yếu lý lịch THCS, hồ sơ học sinh. Bởi vậy bản sơ yếu lý lịch đầy đủ và chính xác sẽ giúp nhà trường lưu trữ thông tin và quản lý học sinh dễ dàng.
Trong khi thực hiện viết sơ yếu lý lịch học sinh THCS cần lưu ý một số điều như:
Bài viết trên đã hướng dẫn cụ thể cách viết sơ yếu lý lịch cho học sinh THCS, hy vọng từ đó học sinh dễ dàng hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng, thuận tiện hơn.