1 môn dưới 5 điểm có lên lớp không? Điểm trung bình môn dưới 5 có phải thi lại không? Đây là thắc mắc của nhiều các bậc phụ huynh và học sinh, đặc biệt nếu thi giữa kỳ dưới trung bình có sao không? Những lo lắng này sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tham khảo.
Điều kiện để được lên lớp:
a) Học sinh có hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Không nghỉ quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
Ở bậc THCS và THPT có quy định riêng về điều kiện ở lại lớp để từ đó học sinh cần tìm hiểu rõ để nỗ lực nhiều hơn trong học tập. Bộ Giáo dục & Đào tạo có quy định tại điều 15 thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được quy định như sau:
Các trường hợp học sinh không được lên lớp bao gồm:
Như vậy đối với các em học sinh lớp 8, 9, 11, 12, nếu điểm thi có 1 môn dưới 5 điểm vẫn chưa đủ yếu tố để xác định được học sinh có được lên lớp không. Vì xét lên lớp phụ thuộc vào điểm trung bình môn cũng như học lực như sau:
Đối với các em học sinh lớp 6, 7, 10 xét theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT. Theo đó, có 2 trường hợp sẽ bị cho ở lại lớp hẳn là:
>>> Tóm lại, việc học sinh có điểm 1 môn dưới 5 chưa đủ yếu tố để đánh giá là học sinh đó có được lên lớp hay không. Để xét lên lớp còn cần kết hợp nhiều tiêu chí khác.
– Đối với những lớp đang thực hiện chương trình 2006 là lớp 8 và lớp 11 (lớp 9 và lớp 12 đã kết thúc cấp học) sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 16, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, trong đó có nêu:
Những học sinh có xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học xếp loại yếu sẽ được chọn một số môn học trong các môn có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 hoặc với những môn đánh giá bằng nhận xét chưa đạt để kiểm tra lại.
Khi có kết quả kiểm tra lại sẽ thay thế cho kết quả xếp loại cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn cả năm học, từ đó xếp loại lại học lực.
Căn cứ theo quy định đó một số học sinh có điểm số nhiều môn dưới trung bình tuy nhiên nhà trường chỉ lựa chọn một số môn cho học sinh kiểm tra lại trong hè chứ không bắt buộc tất cả các môn dưới trung bình đều phải kiểm tra lại.
– Đối với những học sinh học chương trình 2018 (lớp 6, lớp 7 và lớp 10) và thực hiện theo đánh giá, xếp loại của Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT thì có sự khác biệt như:
Học sinh chưa đạt ở môn nào sẽ kiểm tra lại ở môn đó và kết quả kiểm tra lại không đạt sẽ ở lại lớp sau để học vì tất cả cùng thực hiện 1 chương trình Giáo dục phổ thông.
Cùng với đó tại Điều 14, Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn như sau: “Đối với những học sinh chưa đủ điều kiện được lên lớp nhưng có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá từ mức Đạt trở lên, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt thì được đánh giá lại kết quả học tập các môn học được đánh giá mức Chưa đạt (đối với môn học đánh giá bằng nhận xét) và các môn học có điểm trung bình môn cả năm dưới 5,0 điểm (đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số)”.
Chính vì thế học sinh học chương trình 2018 và Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT sẽ cần phải kiểm tra lại trong hè những môn chưa đạt.
>>> Nếu các em học sinh chưa biết điểm từng môn hay điểm trung bình học kỳ, có thể tra cứu điểm trên website tại đây: Vnedu Tra Cứu Điểm
Đối với những học sinh ở bậc THCS, THPT cần phải thi lại khi có điểm trung bình tổng kết năm từ 3,4 xuống 2,0 nên sau khi thi lại nếu kết quả được cải thiện sẽ được tiếp tục lên lớp, ngược lại không đạt cần ở lại lớp. Cụ thể cách tính điểm thi lại THCS, THPT để biết có được lên lớp hay không, như sau:
– Trường hợp học sinh có điểm trung bình tổng kết các môn cả năm từ 5.0 trở lên, tuy nhiên cả hai môn Văn, Toán đều từ 4.9 đến 3.5 sẽ lựa chọn 1 trong 2 môn (Văn-Toán) để thi lại. Kết quả thi lại đạt 5,0 trở lên thì lên lớp, nếu không đạt sẽ ở lại.
– Trường hợp học sinh có điểm trung bình tổng kết các môn cả năm từ 4,9 trở xuống nhưng có môn Văn hoặc Toán trên 5, đồng thời các môn khác đều trên 3,5, như vậy học sinh sẽ phải chọn môn thi lại dưới 5,0 để kéo điểm trung bình các môn cả năm lên 5,0.
Đối với những học sinh xếp loại yếu về học lực sẽ được phép lựa chọn thi lại nhằm mục đích kéo các môn có điểm trung bình cả năm dưới 5,0 và đủ điều kiện lên lớp.
Điểm thi lại môn nào sẽ được dùng để thay cho điểm trung bình môn cả năm của môn đó và tính lại điểm trung bình các môn học cả năm. Sau khi tính lại tất cả những học sinh có điểm trung bình các môn cả năm đạt 5,0 trở lên sẽ được lên lớp.
Lưu ý để thi lại học sinh cần phải đăng ký môn thi cho nhà trường trước 7 ngày diễn ra kỳ thi lại.
➡️➡️ Xem thêm: Học sinh THCS, THPT điểm trung bình môn dưới 3,5 có phải thi lại không?
Kiểm tra giữa học kỳ hay cuối học kỳ sẽ giúp đánh giá quá trình học tập của học sinh, bởi vậy các đề kiểm tra học kỳ phần lớn sẽ có thời gian làm bài trong 45 – 60 phút như nhiều bài kiểm tra định ký khác.
Trong Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế quy định đánh giá, xếp loại học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông đã đưa ra quy định về việc này.
Học sinh cấp THCS và THPT sẽ có các loại bài kiểm tra như: Kiểm tra thường xuyên gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết. Kiểm tra định kỳ sẽ bao gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ.
Hệ số điểm các loại bài kiểm tra được tính như sau: Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ số 2, điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3”.
Từ đó có thể thấy rằng những bài kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ chỉ quan trọng hơn các bài kiểm tra khác là điểm nhân hệ số 3, còn bài kiểm tra thường xuyên là điểm hệ số 1, các bài kiểm tra định còn lại là điểm hệ số 2.
Có nhiều trường hợp học sinh có điểm thi học kỳ cao nhưng các cột điểm còn lại thấp thì điểm học kỳ cũng không thể nào kéo điểm trung bình môn lên cao được.
Thi giữa kì dưới trung bình có sao không? Trên thực tế đa phần những bài thi giữa kỳ, thi học kỳ sẽ có mức điểm thấp hơn so với các điểm kiểm tra còn lại. Đối với học sinh cấp THCS và THPT còn nhiều bài kiểm tra nên nếu điểm thi giữa kỳ có mức điểm dưới trung bình sẽ không gây tác động quá lớn đến kết quả học tập của cả năm học.
➡️➡️ Tìm hiểu Quy định đánh giá, xếp loại học lực học sinh cấp 1, 2, 3 mới nhất 2024
Căn cứ vào điều 15 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định học sinh có học lực cả năm đạt dưới mức trung bình sẽ phải ở lại lớp sau khi đã được tạo điều kiện thi lại. Cụ thể học sinh phạm một trong những quy định dưới đây sẽ bị xếp học lực dưới trung bình là ở lại lớp sau khi đã thi lại:
Đối với học sinh khối lớp 6, lớp 7 và lớp 10 được quy định theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT:
Đối với học sinh khối lớp 8 và lớp 11 (lớp 9 và lớp 12 đã kết thúc cấp học) theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT :
Theo điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT sẽ có 2 trường hợp học sinh ở lại lớp hẳn là khi nghỉ quá 45 ngày và cả kết quả học tập và kết quả rèn luyện đều xếp loại chưa đạt.
Như vậy có thể thấy quy định mới đã bỏ việc học sinh có điểm trung bình dưới 2,0 đạt loại kém phải ở lại lớp hẳn.
Dựa vào quy định Thông tư trên các trường hợp cụ thể kết quả tập xếp loại chưa đạt như:
Với bất kỳ môn học nào đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số học sinh có điểm trung bình dưới 3,5, trừ những trường hợp ở lại hẳn nếu học sinh chưa đạt sẽ được thi lại, nếu không đạt sẽ ở lại lớp.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp: Điểm trung bình môn dưới 5 có phải thi lại không? Để có thêm nhiều tin tức hữu ích khác về lĩnh vực Giáo dục bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục này của chúng tôi nhé!