Hoạt động chủ đạo sẽ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên ở mỗi lứa tuổi sẽ có hoạt động chủ đạo khác nhau. Vậy hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để từ đó tạo ra được môi trường thích hợp giúp học sinh THCS phát huy được khả năng của bản thân.
Hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là dạng hoạt động quyết định đến sự biến đổi của tâm lý và trí não của lứa tuổi đó.
Việc phát triển đúng với hoạt động chủ đạo sẽ giúp học sinh xây dựng được nền móng vững chắc về kỹ năng, kiến thức cần thiết. Trường hợp thiếu sự quan tâm với những hoạt động chủ đạo THCS như vậy học sinh không có cơ hội phát huy được tiềm năng bản thân, đồng thời gây ra những ảnh hưởng đến sự phát triển, thiếu kỹ năng sống, thế giới quan lệch lạc…
Trả lời câu hỏi: Hoạt động chủ đạo của học sinh thcs là? (Chọn 1 đáp án):
⇒ Đáp án đúng là C. Hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là hoạt động học tập và hoạt động giao lưu.
Từ 11 – 15 tuổi là lứa tuổi trở thành học sinh THCS lớp 6 – 9, bước vào giai đoạn này trẻ thiếu niên có xu hướng tập trung vào giao tiếp, giao lưu kết bạn và mong muốn thể hiện cái tôi. Bởi vậy phụ huynh cần thấu hiểu, hỗ trợ trẻ kết bạn, giao tiếp không nên ràng buộc hay tạo áp lực cho trẻ.
Về trí não ở lứa tuổi Trung học cơ sở sẽ phát triển từ tư duy trực quan – hình ảnh sang tư duy trừu tượng. Đồng thời trong lứa tuổi này học sinh đã có thể khái quát hóa và tưởng tượng được những khái niệm cách có chiều sâu, phức tạp hơn. Bởi vậy ở môn Toán bậc THCS sẽ học thêm về không gian và được học thêm môn mới là Hóa học.
Như vậy hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở là hoạt động học tập và hoạt động giao lưu, cụ thể như:
Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh THCS. Đây là thời điểm quan trọng để học sinh tiếp cận với những kiến thức cơ bản và nền tảng cho việc học tập sau này. Trong giai đoạn này, học sinh sẽ học các môn học chính như Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học, Xã hội… và được đánh giá bằng các kỳ thi, bài kiểm tra và bài tập về nhà.
Đối với học sinh THCS hoạt động học tập có vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đồng thời vai trò to lớn trong sự phát triển tương lai.
Ở lứa tuổi thiếu niên học tập là hoạt động chủ đạo và có nhiều sự thay đổi so với bậc Tiểu học. Bậc THCS học sinh sẽ được phân chia cụ thể thành từng môn khác nhau có hệ thống và phức tạp hơn. Với mỗi môn học sẽ cần tìm hiểu và nắm được khái niệm, quy luật và sắp xếp theo hệ thống logic. Điều này đòi hỏi học sinh cần phải có tính tự giác và độc lập cao.
Trong quá trình học tập học sinh THCS sẽ được học với nhiều giáo viên, mỗi giáo viên sẽ có cách dạy và yêu cầu khác nhau đối với học sinh. Điều này tạo điều kiện cho học sinh phát triển dần phương thức nhận thức người khác.
* Phương pháp học tập hiệu quả
Để đạt được kết quả tốt trong hoạt động học tập, học sinh THCS cần áp dụng các phương pháp học tập hiệu quả. Đầu tiên, họ cần có sự tự giác và nỗ lực để học tập một cách chăm chỉ và đều
đặn. Họ cũng nên sử dụng các công cụ học tập như sách giáo khoa, bài tập, đề thi mẫu… để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Ngoài ra, việc tham gia vào các câu lạc bộ học tập, nhóm
học tập hay các hoạt động ngoại khóa cũng giúp học sinh có cơ hội giao lưu và học hỏi từ nhau.
* Bảng xếp hạng học tập
Một trong những hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là tham gia vào các kỳ thi và bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của mình. Kết quả này sẽ được ghi nhận và tính điểm để xếp hạng
học tập. Bảng xếp hạng học tập không chỉ là một phương tiện để đánh giá kết quả học tập mà còn là động lực để học sinh cố gắng hơn trong việc học tập.
>>> Học sinh truy cập Edu tra cứu điểm để xem điểm thi, kết quả học tập các môn, điểm trung bình học kỳ và cả năm nhanh chóng và chính xác.
Ở tuổi thiếu niên xuất hiện một cảm giác về sự trưởng thành của bản thân – đây cũng là đặc trưng trong nhân cách bởi vì muốn thể hiện lập trường sống mới với thế giới xung quanh:
– Đối với học tập luôn muốn độc lập lĩnh hội tri thức, giữ vừng lập trường và quan điểm riêng.
– Trong phạm vi ý thức xã hội không muốn phụ thuộc vào người lớn ở một mức độ nhất định.
– Mong muốn người lớn đối xử bình đẳng với mình như với người lớn, không nên can thiệp tỉ mỉ vào một số mặt trong đời sống riêng của các em.
– Luôn muốn bảo vệ ý kiến trong cả lời nói và hành động, có thể sẽ chống đối các yêu cầu mà trước đó vẫn tự nguyện thực hiện.
Từ đó có thể thấy rằng trong độ tuổi này các em đều muốn nhận được sự tin tưởng từ người lớn và có quyền độc lập, bình đẳng để tích cực hơn trong những hoạt động khác. Tuy nhiên những nguyện vọng này cũng có thể khiến cho các em chống cự, ít phục tùng yêu cầu đưa ra của người lớn.
So với bậc tiểu học, học sinh THCS sẽ có quan hệ bạn bè đa dạng hơn, vượt ra ngoài phạm vi học tập, phạm vi nhà trường từ những quan hệ mới trong đời sống. Các em có nhu cầu trong hoạt động giao tiếp bởi:
Mong muốn được giao tiếp và cùng hoạt động chung với nhau, luôn có nguyện vọng được sống trong tập thể, hay những bạn bè thân thiết. Mặt khác muốn nhận được sự tôn trọng từ bạn bè.
Học sinh THCS cho rằng quan hệ bạn bè sẽ là quyền riêng tư cá nhân nên các em có quyền độc lập và bảo vệ quyền đó của bản thân, không muốn người lớn can thiệp. Khi người lớn can thiệp sẽ khiến cho các em thấy bị xúc phạm, muốn chống đối lại.
Việc giao tiếp với bạn bè là nhu cầu chính đáng của học sinh THCS, muốn có tình bạn riêng và thân thiết hơn. Các em cũng đưa ra nhiều nhận xét về tình cảm, ý nghĩa tâm tư, quan hệ của mọi người với nhau, tuy nhiên nên trao đổi với bạn bè để có hiểu biết đầy đủ hơn.
>>> Xem thêm: 10 điều nội quy học sinh THCS là gì? Hình thức xử phạt học sinh không tuân thủ nội quy?
Trên thực tế mỗi giai đoạn lứa tuổi sẽ có hoạt động chủ đạo không giống nhau bởi vậy gia đình nên căn cứ vào đó và lên kế hoạch, xây dựng, thiết kế các hoạt động chơi tại nhà, phù hợp với đặc điểm.
Một số lưu ý cho phụ huynh trong quá trình tổ chức hoạt động cho học sinh THCS:
Trong quá trình học tập và phát triển bản thân, hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là rất quan trọng và đa dạng. Từ việc học tập, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, xã hội và nghiên cứu khoa học, học sinh có thể rèn luyện kỹ năng, phát triển sở thích và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh. Đây cũng là cơ hội để họ trở thành những công dân có ích cho xã hội trong tương lai.
Bài viết ở trên tracuudiem.me đã chia sẻ cho bạn đọc về vai trò và hoạt động chủ đạo của học sinh THCS là gì?, hy vọng từ đó gia đình sẽ hỗ trợ với học sinh để xây dựng môi trường phù hợp.